Ngành công nghiệp da và hàng hóa da Bangladesh cần cân bằng, sáng tạo và thực hiện chính sách hỗ trợ dài hạn để đạt mục tiêu xuất khẩu 5 tỉ vào năm 2021.
Họ kêu gọi chính phủ giảm chi phí kinh doanh bằng cách loại bỏ các rào cản thương mại và đầu tư vào đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. Cuộc hội thảo tư vấn có tiêu đề “Xuất khẩu da và hàng hóa da từ Bangladesh: Hoạt động, triển vọng và chính sách ưu tiên” được tổ chức bởi Viện các doanh nghiệp Bangladesh (BEI) tại khách sạn Lakeshore, Dhaka.
“Chúng tôi nhằm mục tiêu xuất khẩu lên tới 60 tỉ USD mỗi năm vào năm 2021. Chúng tôi hy vọng rằng ngành da và hàng hóa da sẽ đóng góp 5 tỉ USD”, Farooq Sobhan, chủ tịch và giám đốc điều hành của BEI cho biết.
Bangladesh thu được 1,23 tỉ USD trong năm tài chính trước đó từ xuất khẩu trong ngành công nghiệp này, ông cho biết. “Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng thị trường xuất khẩu toàn cầu đang trong quá trình chuyển đổi. Chúng tôi phải ghi nhớ chính sách thương mại của Mỹ, và xem xét những gì đang diễn ra trên thế giới, do những điều này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của chúng tôi”, ông cho biết.
Mặt khác, khi Bangladesh đạt tới một quốc gia có mức thu nhập trung bình từ một nước kém phát triển, nước này sẽ mất đi một số cơ sở thương mại có lợi cho hoạt động xuất khẩu, ông cho biết thêm. Chính sách và chiến lược là cần thiết để đạt được mục tiêu. “Chúng tôi duy trì 4 năm tài chính để đạt được mục tiêu xuất khẩu. Việc xây dựng một chính sách xuất khẩu mới (2018-2021) cần đưa ra cơ hội cụ thể”, ông cho biết thêm.
Ông cho rằng, trước khi Bangladesh vượt qua giai đoạn nước chậm phát triển, thì thời điểm Bangladesh đến năm 2027 phải đạt hiệu quả. “Chính sách hỗ trợ cần đổi mới, củng cố, tái tạo năng lượng và sâu rộng hơn”, Farooq cho biết. Nasim Manzur, giám đốc quản lý Apex Footwear Limited cho biết, chính sách dài hạn cần thu hút đầu tư nước ngoài và địa phương. Các nhà đầu tư không thể được khuyến khích đến một nền kinh tế mà các doanh nghiệp không biết những chính sách thay đổi có hiệu lực khi ngân sách được công bố vào năm tới, ông cho biết.
“Chúng tôi cần sự thay đổi chính sách do các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang có nhiều ưu đãi hơn và chính sách hỗ trợ để nắm bắt thị trường”, ông cho biết. “Ưu đãi cho tất cả các nhà xuất khẩu – tại sao lại có 2 quy tắc?
“Bình đẳng ưu đãi và hỗ trợ chính sách cho tất cả các ngành xuất khẩu theo định hướng để khai thác những cơ hội tơ lớn”, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cựu chủ tịch của MCCI và LFMEAB cho biết. Nhà nghiên cứu trình bày tại cuộc hội thảo đã chỉ ra tắc nghẽn cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề chủ yếu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xuất khẩu bao gồm cả ngành da.
Theo cuộc điều tra của Ngân hàng thế giới về hoạt động kinh doanh, Bangladesh thường có thành tích cao trong lĩnh vực vận tải nội địa, cơ sở hạ tầng cảng, logistic thương mại - ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
“Xuất khẩu da Bangladesh vẫn tập trung chủ yếu vào da thành phẩm”, tiến sĩ Mohammad Abdur Razzaque, trưởng dự án của BEI cho biết. Trong năm 2015, thị phần da thành phẩm chiếm 28% trong tổng xuất khẩu da và hàng hóa da. Ngành công nghiệp nên chuyển sang xuất khẩu nhiều sản phẩm da thành phẩm hơn tập trung xuất khẩu da thành phẩm.
Nghiên cứu đề nghị giảm chi phí và thời gian xuất khẩu bằng cách thành lập thêm các cơ sở như trạm vận chuyển container tư nhân (CFS) hoặc kho chứa container nội địa (ICDs), mở rộng thị trường xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm bằng cách tăng cường các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu.
Khủng hoảng nhân lực có kỹ năng là một trở ngại nhiêm trọng đối với ngành này, đặc biệt ở các vị trí quản lý kỹ thuật và cấp cao. Nghiên cứu khuyến cáo nên nới lỏng luật thuê chuyên gia nước ngoài.
Nguồn: Lefaso.org.vn