Thị trường may mặc và giày dép Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
Ngày đăng: 28/01/2016 10:46

Sản phẩm may mặc và giày dép của nam giới trên đà phát triển

Nam giới Hoa Kỳ tiếp tục chú trọng đến việc ăn mặc và phân khúc thị trường này (bao gồm: quần áo thể thao, hàng dệt kim, phụ kiện may mặc, giày dép) sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động và có sự thay đổi mới mẻ. Hàng loạt các nhãn hàng từ cao cấp như Burberry, đồ thể thao Lululemon đến thời trang bình dân Zara đều đồng loạt tham gia vào phân khúc thị trường này. Trong khi đó, các cửa hàng bách hóa lớn cũng đang cải thiện mảng thời trang cho nam giới. Quần jean, giày dép và thời trang nam giới đều vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại dành cho nữ giới trong giai đoạn 2014-2019.

 

Under Armour: ngôi sao của các hãng thời trang

Công ty Under Armour hiện có mức tăng trưởng về giá trị lớn nhất trong ngành may mặc và giày dép (bao gồm: thời trang cho nam, nữ, trẻ em và đồ thể thao) trong năm 2014.  Trên thực tế, do xu hướng thời trang thể thao đang thịnh hành ở thị trường Bắc Mỹ nên sự tăng trưởng của Under Armour là điều dễ hiểu. Phân khúc giới trẻ chính là “chìa khóa” cho sự phát triển của công ty này. Nhu cầu cao của bộ phận giới trẻ đã giúp công ty này xây dựng một hệ thống khách hàng trung thành với nhãn hiệu của họ. Under Armour coi trọng kinh doanh giày dép thể thao cũng giống như các ngành kinh doanh phụ kiện có ưu thế khác và công ty này cũng dự đoán xu hướng trên sẽ tiếp tục trong khoảng thời gian tới.

Bảng 1: Sản lượng hàng may mặc và giày dép từ năm 2009 đến năm 2014 (không tính đến đồ bơi)

 

2009

2010

2011

2012

2013

2014

             

May mặc

14.425,4

15.141,1

15.090,9

15.234,4

15.706,5

15.978,2

Giày dép

2.071,0

2.146,2

2.230,0

2.218,9

2.266,9

2.302,1

Tổng cộng

16.496,4

17.287,3

17.320,9

17.453,3

17.973,4

18.280,3

Đơn vị: triệu sản  phẩm

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 
Bảng 2: Giá trị hàng may mặc và giày dép từ năm 2009 đến năm 2014

 

2009

2010

2011

2012

2013

2014

             

May mặc

227,2

240,1

245,2

250,5

255,9

260,1

Giày dép

57,3

60,9

64,8

65,4

67,0

68,6

Đồ thể thao

66,8

69,4

73,9

78,9

84,4

90,9

May mặc và giày dép

284,5

301,1

310,0

315,9

322,9

328,6

Đơn vị: tỉ đô-la Mỹ

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 

Bảng 3: Tăng trưởng về sản lượng hàng may mặc và giày dép từ năm 2009 đến năm 2014

 

2013/14

Tăng trưởng kép 2009-14

Tổng cộng 2009/14

       

May mặc

1,7

2,1

10,8

Giày dép

1,6

2,1

11,2

May mặc và giày dép

1,7

2,1

10,8

Đơn vị: %

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 


Bảng 4: Tăng trưởng về giá trị hàng may mặc và giày dép từ năm 2009 đến năm 2014

 

2013/14

Tăng trưởng kép 2009-14

Tổng cộng 2009/14

       

May mặc

1,6

2,7

14,5

Giày dép

2,4

3,7

19,6

Đồ thể thao

7,8

6,4

36,2

May mặc và giày dép

1,8

2,9

15,5

Đơn vị: %

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường.

 

Bán lẻ trực tuyến tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất

Bán lẻ trực tuyến vẫn tiếp tục duy trì ngôi vị “số 1” trong các kênh bán lẻ mặt hàng may mặc và giày dép trong năm 2014, với tăng trưởng giá trị ở mức 2 chữ số. Các nhà sản xuất và bán lẻ cũng đang đầu tư đáng kể để phát triển một chiến lược phân phối đa kênh tích hợp và liền mạch, với nguồn sản phẩm đến từ một công ty hoặc thương hiệu nhất định. Điều này cho phép người tiêu dùng tự tin khi đưa ra quyết định mua hàng, sử dụng được nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm cả trực tuyến hay ngoại tuyến. Thương mại bằng phương tiện truyền thông (s-commerce) cũng được dự đoán sẽ phát triển và thúc đẩy doanh thu của mặt hàng may mặc và giày dép tại Hoa Kỳ trong tương lai.

 

Thị trường người mua được mong đợi sẽ tăng trưởng trong thời gian tới

Do người tiêu dùng tiếp tục có tâm lý chờ những đợt giảm giá hoặc giá quảng cáo trong tình trạng kinh tế suy thoái nên các nhà sản xuất và bán lẻ đang phải chịu áp lực với việc làm hài lòng khách hàng khi chi phí sản xuất lại đang tăng. Giá trung bình của một sản phẩm thuộc những mặt hàng lớn như thời trang nam, nữ và giày dép vẫn sẽ được duy trì. Ở một số phân khúc khác như “thời trang ăn liền” (fast fashion), nhiều nhà bán lẻ trực tuyến mới được dự đoán góp phần giúp cuộc “chạy đua” này trở nên căng thẳng hơn; từ đó mức giá cũng sẽ trở nên cạnh tranh hơn.
Bảng 5: Sản lượng dự báo hàng may mặc và giày dép từ năm 2014 đến năm 2019 (không tính đến đồ bơi)

 

2014

2015

2016

2017

2018

2019

             

May mặc

15.978.2

16.180,5

16.399,6

16.573,1

16.675,1

16.808,5

Giày dép

2.302,1

2.336,6

2.380,0

2.412,0

2.447,5

2.477,7

Tổng cộng

18.280,3

18.517,1

18.779,6

18.985,1

19.122,6

19.286,1

Đơn vị: triệu sản  phẩm

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 

 

 

 

Bảng 6: Giá trị dự báo hàng may mặc và giày dép từ năm 2014 đến năm 2019

 

2014

2015

2016

2017

2018

2019

             

May mặc

260,1

262,0

264,1

266,0

266,6

267,4

Giày dép

68,6

69,5

70,8

71,9

73,5

74,9

Đồ thể thao

90,9

94,4

97,1

99,3

100,5

101,4

May mặc và giày dép

328,6

331,5

334,9

338,0

340,2

342,3

Đơn vị: tỉ đô-la Mỹ

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 

Bảng 7: Tăng trưởng dự báo về sản lượng hàng may mặc và giày dép từ năm 2014 đến năm 2019

 

2014/15

Tăng trưởng kép 2014-19

Tổng cộng 2014/19

       

May mặc

0,8

1,0

5,2

Giày dép

1,2

1,5

7,6

Tổng cộng

0,9

1,1

5,5

Đơn vị: %

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường. 

Bảng 8: Tăng trưởng dự báo về giá trị hàng may mặc và giày dép từ năm 2014 đến năm 2019

 

2014/15

Tăng trưởng kép 2014-19

Tổng cộng 2014/19

       

May mặc

0,3

0,6

2,8

Giày dép

1,9

1,8

9,3

Đồ thể thao

0,9

2,2

11,5

May mặc và giày dép

0,6

0,8

4,2

Đơn vị: %

Nguồn: Euromonitor, các hiệp hội thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường.
Theo: Viettrade.gov.vn