Các công ty giày dép Mỹ giảm thiểu rủi ro, tìm nguồn cung ứng giày dép tại Việt Nam
Ngày đăng: 06/10/2015 09:39

Do là nhà cung cấp giày dép lớn thứ hai vào Mỹ nên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của các công ty giày dép Mỹ. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng được thúc đẩy bởi các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các công ty nhắm tới Việt Nam như là một nguồn cung cấp, cũng gặp nhiều rủi ro.

Trong tổng số 2,3 tỉ đôi giày được nhập khẩu vào Mỹ năm 2014, thì 273,6 triệu đôi giày đến từ Việt Nam, chiếm 11,7% thị phần thị trường – tăng 19% so với cùng kỳ năm trước đó.

Đây là một "giai đoạn khá tốt", Matt Priest, chủ tịch Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA), lưu ý rằng, nhập khẩu từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Trung Quốc, nằm trong top những nước nhập khẩu giày dép hàng đầu của Mỹ, chiếm 79% về khối lượng nhập khẩu của Mỹ, đạt 1,84 tỉ đôi giày. Tuy nhiên, Trung Quốc đối mặt với chi phí lao động gia tăng, các nhà bán lẻ và các thương hiệu đang tiếp tục đa dạng hóa các chuỗi cung ứng của họ.

"Khi Việt Nam sẽ trở nên nguồn cung quan trọng hơn đối với chúng tôi, nên trong 5 năm tới kể từ bây giờ, các nước còn lại sẽ mất thị phần thị trường nhập khẩu giày dép vào Mỹ vào tay Việt Nam, trong khi Trung Quốc sẽ bị mất thị phần". Bởi vậy, thị phần thị trường giày dép Việt Nam tại Mỹ về lượng được dự báo sẽ tăng từ 12% năm 2014, lên 22% năm 2019, trong khi Trung Quốc giảm từ 79%, xuống 67%.

  Vai trò của TPP

Một câu hỏi được đặt ra là TPP đóng vai trò như thế nào đối với tiềm năng tăng trưởng và sức hấp dẫn của Việt Nam, khi thay thế các doanh nghiệp giày dép Trung Quốc? Nước này là 1 trong 12 nước- kể cả Mỹ và Canada – đã đàm phán hiệp định thương mại trong 5 năm qua. Trong khi, thực tế là vẫn còn xa mới có thể đi tới một thỏa thuận nhưng chúng tôi hy vọng rằng đã gần tới đích", Priest cho biết.

Ông thừa nhận, ngay cả khi nếu các cuộc đàm phán có thể được hoàn tất trong vài tuần tới, thì thỏa thuận này sẽ còn phải được trình lên Quốc hội để xem xét sau, "bởi vậy, không thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra". Nếu không được ký kết trong 2 tháng tới, thậm chí có thể phải chờ cho đến khi chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ được kết thúc vào tháng 11/2016.

"Chúng tôi đã đàm phán một hiệp định thương mại với một nước có tầm quan trọng trong lĩnh vực sản xuất giày dép kể từ NAFTA", Priest cho biết, "và như vậy chúng tôi rất quan tâm tới việc có bao nhiêu giày dép sẽ được tự do hóa và chúng tôi có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền thuế từ các nước TPP khi thỏa thuận này được hoàn tất".

Về tiết kiệm thuế tiềm năng, FDRA cho rằng, trong năm 2014, nhập khẩu giày dép Mỹ đã chi tổng cộng 2,7 tỉ USD tiền thuế. Trong số đó, 448,75 triệu USD tiền thuế đã được thanh toán đối với giày dép từ các nước TPP, với 445,85 triệu USD đến từ Việt Nam. Priest cũng lưu ý về  các quy tắc xuất xứ (ROO) đối với nguyên liệu và phụ kiện chủ đạo có nguồn gốc tại Việt Nam đối với giày được sản xuất ở đây và xuất khẩu sang Mỹ theo Hiệp định thương mại.

Tuy nhiên, "chúng tôi dự kiến cũng có luật về nội dung giá trị khu vực, có thể 55%, và cao hơn sẽ bắt nguồn từ Việt Nam hoặc một trong các nước trong TPP, để được miễn thuế.

Lefaso.org.vn