Ngành công nghiệp da Ấn Độ có khoảng 18.000 lao động làm việc dôi dư ra trong năm 2014/15, do nhu cầu toàn cầu từ các nước châu Âu thấp hơn và đồng tiền của các quốc gia cạnh tranh mất giá hơn so với đồng rupee. Ngành công nghiệp da Ấn Độ sử dụng khoảng 2,4 triệu lao động, với mức thu nhập 817,74 triệu rupee năm 2014-15, ngành công nghiệp nội địa đạt 392,51 triệu rupee. Xuất khẩu da tăng lên 425,23 triệu rupee trong năm 2014-15, so với mức 387,94 triệu rupee năm tài chính trước đó. Nguồn tin công nghiệp cho biết, tình trạng việc làm đối với các nhà sản xuất da phục vụ ngành công nghiệp nội địa đã ít nhiều thay đổi, việc tạo thêm việc làm trong phân khúc xuất khẩu là một vấn đề. Trong nửa đầu năm tài chính này, xuất khẩu giảm do nhu cầu từ các thị trường truyền thống thấp hơn, đặc biệt thị trường châu Âu. Ngành công nghiệp da Ấn Độ cũng không có khả năng phù hợp với giá của các quốc gia cạnh tranh, nơi mà đồng tiền mất giá hơn 25%, khiến sản phẩm của họ rẻ hơn khoảng 10% so với xuất khẩu của Ấn Độ. "Chúng tôi sẽ mất 300 triệu USD trị giá các đơn đặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2015. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chủ yếu phải đối mặt với tình trạng phát triển quá nóng của ngành", M Rafeeque Ahmed, chủ tịch Hội đồng xuất khẩu da (CLE) và chủ tịch Hiệp hội các nhà thuộc da và các thương gia da Ấn Độ cho biết. Ahmed tin rằng, 10.000 -15.000 lao động sẽ mất việc làm trong năm 2015-16, và nếu mọi thứ tiếp tục theo cách này, nhiều việc làm sẽ mất. Đại diện ngành công nghiệp cũng cho biết, khó khăn đối với một nhà xuất khẩu da để bắt đầu phục vụ cho thị trường nội địa, do có nhiều khác nhau giữa 2 doanh nghiệp về chất lượng, thiết kế sản phẩm và giá cả. Trong năm 2013/14, ngành công nghiệp da có thể bổ sung 39.000 việc làm. Đại diện ngành công nghiệp cho biết, trong khi chính phủ nước này đã cam kết sẽ tạo việc làm, trung tâm đã không đưa ra các bước để bảo vệ công việc hiện tại. Một nhà xuất khẩu da lớn cho biết, "Trung tâm hoặc bộ không làm bất cứ điều gì tiên phong cho ngành công nghiệp, để giải quyết các vấn đề". Ông lưu ý rằng, ngành công nghiệp đang đề nghị tiền trợ cấp lãi suất khoảng 3% trong một thời gian dài, điều này sẽ giảm chi phí sản phẩm cuối cùng thêm 6-7%. “Một sự giúp đỡ từ chính quyền tiểu bang dưới hình thức trợ cấp sẽ giúp ngành công nghiệp rất nhiều. Máy móc của chúng tôi đắt tiền và lãi suất cao. Với mức tiền lương quá cao, chúng tôi quá phụ thuộc vào tài chính ngân hàng", S Srinivasan, một nhà xuất khẩu giày SME gần Chennai cho biết. Srinivasan cho biết thêm rằng, các nhà xuất khẩu da Ấn Độ đã giành được những thị trường xuất khẩu mà những nhà xuất khẩu khác không giao hàng chất lượng và có độ tin cậy. Trước đó, nhà xuất khẩu sử dụng lợi thế giá cả cạnh tranh. Srinivasan giảm lực lượng lao động của ông xuống 6 từ 18 một năm trước đây. Ahmed cho biết thêm, "Những biến động thị trường Trung Quốc đang khiến chúng tôi lo lắng và những tháng tới sẽ rất quan trọng". Vấn đề không dừng lại ở đây. Bên cạnh những yếu tố tiền tệ và các chính sách không thân thiện, ngành công nghiệp cũng đối mặt với các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Tamil Nadu, và quyết định của chính quyền Maharashtra cấm giết mổ bò, cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có. Về nguồn nguyên liệu, nhập khẩu da sơ chế từ các nước châu Phi sẽ có chi phí khoảng 250 rupee/m2, so với 100-120 rupee/m2 địa phương. Đại diện ngành công nghiệp cho biết, ngành công nghiệp nội địa đang đối mặt với cạnh tranh từ nhập khẩu giá rẻ và tổng hợp. Trong 6 tháng qua, thị trường nội địa cũng báo cáo giảm 5%, do giá và cạnh tranh. Trong khi Tamil Nadu chiếm 40% trong tổng sản lượng da của nước này, Maharashtra chiếm 15%, phần lớn là các đơn vị nhỏ và vừa. Kolkata, Kanpur, Jalandhar, Bengaluru, Delhi và Hyderabad là những nơi quan trọng liên quan đến sản xuất và xuất khẩu da. Những cụm này chiếm khoảng 90% trong tổng sản phẩm da của nước này.
Lefaso.org.vn