Hầu hết nguyên liệu da thuộc mà Kering sử dụng là da bò có nguồn gốc tại Pháp. Phần lớn các sản phẩm tiêu dùng cao cấp sản xuất tại Italy sử dụng da thuộc lấy từ hai nhà máy thuộc da khác nhau, một trong đó là Blutonic ở Santa Croce sull’Arno, nơi đầu tiên thực hiện quy trình thuộc da không có kim loại nặng.
Thương hiệu Gucci đã ra mắt dòng sản phẩm túi Bamboo – là các sản phẩm đầu tiên được sản xuất với quy trình công nghệ thuộc da mới từ năm 2013 và hiện chiếm 20% tổng sản lượng các sản phẩm da của thương hiệu này. Tại nhà máy Blutonic, Gucci còn thử nghiệm một quy trình truy xuất nguồn gốc tất cả các tấm da thô được đưa đến xưởng thuộc da. Sau khi thử nghiệm thành công, quy trình truy xuất nguồn gốc da sẽ được áp dụng tại các xưởng thuộc da khác để tới đầu năm 2015 có thể truy xuất nguồn gốc của 90% da nguyên liệu làm sản phẩm thương hiêu Gucci và đạt 100% vào năm 2016.
Thương hiệu Bottega Veneta cũng thực hiện một dự án tương tự đối với da cừu. Với sự hợp tác của các nhà máy thuộc da Russo di Casandrino tại Italy, Đại học Padova và Văn phòng cấp giấy chứng nhận ICEC, chương trình thí điểm đã tiến hành truy xuất nguồn gốc da nguyên liệu dùng để làm túi Bottega Veneta. Khởi đầu từ các nông trại, qua khâu thuộc da, sản xuất sản phẩm, vận chuyển và đến khâu bán lẻ, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận chất lượng cho toàn bộ hành trình của nguyên liệu da. Đây là một cách tiếp cận sáng tạo cho ngành công nghiệp thuộc da cừu ở Châu Âu. Quy trình truy xuất nguồn gốc da có thể được cung cấp cả cho cả các đối thủ cạnh tranh của hãng, nếu họ muốn, để giúp cải thiện uy tín nguồn cung da nguyên liệu.
Với một quy mô nhỏ hơn, trong năm qua cả Gucci và Bottega tiến hành việc thí nghiệm chế biến các phần da phế liệu thành một loại phân bón, bằng cách sử dụng quy trình phân hủy sinh học để biến đổi các vụn da phế liệu thành phân bón. Hơn 200 tấn phân bón đã được sản xuất bằng phương pháp này. Gucci thí điểm việc sử dụng các mảnh da cá sấu thừa từ sản xuất túi xách để làm giày.
Nguồn: World footwear