Nhiều người tiêu dùng thường nhầm lẫn giữa thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng dẫn đến việc sử dụng sai mục đích, không có tác dụng như mong muốn.
Theo TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Việc nghiên cứu và kiểm nghiệm hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, đưa ra định tính hoạt chất chính đó trong sản phẩm hoặc hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ. Thực phẩm chức năng sản xuất và lưu hành dưới sự quản lý của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo tiêu chuẩn thực phẩm, luật thực phẩm.
Còn đối với thuốc, để nhận được giấy chứng nhận là thuốc chữa bệnh, sản phẩm phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng và kiểm nghiệm khắt khe trong một thời gian dài. Sản phẩm được coi là thuốc và được chứng nhận lưu hành khi đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về thuốc do Bộ Y tế ban hành và chịu sự quản lý của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Quá trình bào chế cũng ảnh hưởng lớn tới công hiệu của sản phẩm. Đặc biệt, với sản phẩm Đông y, trong nhiều trường hợp, thành phần dược liệu giữa thuốc và thực phẩm chức năng giống nhau nhưng quá trình bào chế, sao tẩm, lựa chọn, gia giảm dược liệu là mấu chốt quyết định sản phẩm đó có tác dụng chữa bệnh hay chỉ hỗ trợ điều trị.
|
Trên bao bì Phong tê thấp Bà Giằng ghi rõ sản phẩm thuốc chữa bệnh, không phải thực phẩm chức năng.
|
Chẳng hạn, sử dụng nguyên liệu là những thảo dược quý chuyên điều trị các bệnh về xương khớp như mã tiền chế, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, thương truật, độc hoạt, thổ phục linh nhưng Phong tê thấp Bà Giằng lại được công nhận là thuốc, có tác dụng chữa bệnh trong khi nhiều loại khác lại là thực phẩm chức năng, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Trong những năm qua, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ nhưng về mặt khoa học lại chưa được kiểm nghiệm. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng lợi dụng sự kém hiểu biết của người tiêu dùng và "cường điệu hóa" công dụng thực tế, coi thực phẩm chức năng như một loại "thần dược" có thể chữa khỏi một số bệnh nan y.
|
Bà Phạm Thi Giang, chủ doanh nghiệp Phong tê thấp Bà Giằng, nhận giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt lần 1 do Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng.
|
Ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật hay những nước Tây Âu, luật pháp cấm một sản phẩm là thực phẩm chức năng được mang tên điều trị một bệnh cụ thể, ví dụ như viên khớp, viên tiêu hóa, viên gan... Tại nước ta, các loại thực phẩm chức năng đều phải ghi rõ "Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" trên bao bì sản phẩm để người dùng tránh nhầm lẫn. Trong khi đó, một số loại thuốc chữa bệnh cũng phải ghi cụ thể công dụng chữa bệnh trên bao bì.
Phong tê thấp Bà Giằng là thuốc chữa bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị, sưng viêm khớp, thần kinh tọa, thần kinh liên sườn... Thuốc là thương hiệu độc lập, bí quyết bào chế dược liệu chưa chuyển cho bất cứ công ty nào.
Liên hệ: Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng.
Địa chỉ: 4/23 Ngô Quyền, TP Thanh Hóa.
VPĐD Hà Nội: 341 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Holine: 096. 719. 5858
Website: bagiang.vn.
(Nguồn: Phong tê thấp Bà Giằng)